Sức khoẻ của một đứa trẻ khi sinh ra hoàn toàn phụ thuộc vào sự chuẩn bị
về thể chất và sức khoẻ của người mẹ trước khi sinh, và thậm chí là
trước cả khi thụ thai. Trên diễn đàn cũng đã có những bài viết chia sẻ,
thảo luận về acid folic như topic: Bổ Sung Sắt Và Acid Folic Trong Giai Đoạn Trước Khi Thụ Thai - Lời Khuyên Của Bác Sỹ hay topic: Phụ Nữ Mang Thai Cần Bổ Sung Acid Folic Như Thế Nào? Sau đây chúng ta sẽ cùng điểm lại một số chú ý về acid folic với phụ nữ mang thai và những lưu ý quanh việc bổ sung acid folic.
Acid folic hay còn gọi là folat, một loại vitamin B9 là chất dinh dưỡng
quan trọng đối với sự sản xuất các tế bào mới trong cơ thể, trong đó có
cả hồng cầu.
1. Vai trò của acid folic với phụ nữ mang thai
- Acid folic cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào và cần cho
sự hình thành của tế bào máu. Acid folic cũng rất cần thiết cho việc sản
sinh, tái tạo và hoạt động của ADN.
- Khi phụ nữ mang thai thiếu hụt axit folic thì có thể gây thiếu máu, nguy cơ sảy thai cao, sinh non, nhẹ cân…
- Đối với thai nhi nếu thiếu hụt acid folic có thể dẫn tới những dị tật
bẩm sinh như khuyết tật ống thần kinh. Tất cả các khiếm khuyết này xảy
ra trong 28 ngày đầu của thai kỳ, thường trước khi người phụ nữ biết
mình có thai.
2. Khi nào cần bổ sung acid folic
- Ống thần kinh được hình thành ngay khi thụ thai nên khi bạn biết có thai mới bổ sung axit folic là không kịp.
- Tốt nhất: Bạn nên bổ sung acid folic ngay khi có ý định mang thai
trước khi có thai ít nhất 3 tháng và tiếp tục trong suốt thai kì.
- Nếu điều kiện không cho phép hoặc bạn chưa kịp bổ sung trước khi có
thai thì bạn cần bổ sung ngay khi phát hiện có thai và tiếp tục ít nhất
trong 3 tháng đầu.
3. Nhu cầu acid folic với phụ nữ mang thai
- Liều thông thường được khuyến nghị là khoảng 400mcg mỗi ngày đối với
phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, nhưng có thể thay đổi tùy theo tình trạng
của từng người.
- Khi mang thai thì nhu cầu axit folic cũng tăng lên khoảng 600mcg axit
folic mỗi ngày đối với phụ nữ bình thường, nhưng có thể thay đổi tùy
theo tình trạn từng người. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều dùng cho
phù hợp với bản thân và tình trạng sức khỏe.
4. Bổ sung acid folic như thế nào
- Thông qua chế độ ăn uống: Đây có thể là cách an toàn nhất, nhưng sẽ
chậm và thường không cung cấp đủ nhu cầu cần thiết cho phụ nữ mang thai.
Một số thực phẩm
giàu acid folic các bạn có thể bổ sung trong bữa ăn như: Gan động vật,
lòng đỏ trứng gà, vừng, lạc, các loại rau có màu xanh thẫm, các loại
đậu, hoa lơ xanh, măng tây, sữa...
- Bổ sung bằng thuốc bổ: Acid folic có thể có thuốc bổ sung riêng, nhưng
mình thường thấy các mẹ bổ sung acid folic kết hợp ở dạng vitamim tổng
hợp, như vậy có thể bổ sung thêm các loại vitamin và các chất cần thiết
khác. Axit folic khó tan trong nước và sẽ được hấp thu tốt nhất nếu được
bào chế trong viên nang mềm, đối với các dạng bào chế khác như viên
nang cứng, viên nén thì khả năng hấp thu kém hơn. Tuy nhiên bạn vẫn nên
hỏi ý kiến bác sĩ về loại thuốc mình dùng để bổ sung lượng axit folic
cho phù hợp với tình trạng cơ thể.
5. Một số lưu ý khi bổ sung acid folic
- Nên uống axit folic giữa hai bữa ăn.
- Khi bạn uống acid folic có thể sẽ gây táo bón, vậy nên bạn cần uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ hơn.
- Tránh uống acid folic với nước trà, cà phê, rượu vì sẽ làm giảm khả năng hấp thu vào cơ thể.
- Khi chế biến thực phẩm,
các mẹ không nên ngâm, rửa cũng như nấu quá lâu. Vì acid folic rất dễ
bị phân hủy bởi nhiệt độ cao cũng như quá trình chế biến.
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham
khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp
bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để
có lời khuyên phù hợp nhất.
Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!
Mời các bạn tham khảo thêm:
Kinh Nghiệm Dùng Sữa Bầu Similac Mom
Tăng Cân Khi Mang Thai
Bổ Sung Sắt Khi Mang Thai
Procare Và Elevit! Những Khám Phá Và So Sánh
Bầu Bí Nên Uống Sữa Bầu Morigana Hay 1 Loại Sữa Nào Khác?
Hcg Là Gì? Vì Sao Có Thể Chuẩn Đoán Được Có Thai?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét