Trong
thời gian mang thai, để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và con, người mẹ cần
thực hiện những xét nghiệm theo định kì hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Trong đó xét nghiệm nước tiểu là một trong những xét nghiệm cần thiết
khi mang thai mà chúng ta thường phải làm. Vậy xét nhiệm nước tiểu để
làm gì? Xét nghiệm nước tiểu trong thời gian nào?
Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai để làm gì?
- Xác định lượng Protein: Nếu kết quả cho thấy có protein trong
nước tiểu nghĩa là bạn phải cần thận trọng với chứng tiền sản giật (nếu
đi kèm với huyết áp cao). Nếu có protein trong nước tiểu nhưng huyết áp
vẫn ở mức bình thường, mẫu nước tiểu sẽ tiếp tục được phân tích để xem
bạn có bị nhiễm trùng đường tiểu không.
- Xác định lượng đường: Khi mang thai trong nước tiểu của bạn
xuất hiện một lượng đường nhỏ là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên,
nếu lượng đường tăng cao thì có thể bạn đang gặp chứng tiểu đường thai
kỳ. Lúc này các bác sĩ sẽ tiến hành làm xét nghiệm glucose. Xét nghiệm
glucose được tiến hành ở tuần 24-28 của thai kỳ nhằm đưa ra chẩn đoán
chính xác liệu bạn có bị tiểu đường hay không.
- Xác định lượng đạm: Nhiều chất đạm trong nước tiểu có thể là
dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu, tổn thương thận hoặc một số
rối loạn khác. Ở những tháng cuối của thai kỳ, nếu lượng đạm trong nước
tiểu cao thai phụ dễ bị tiền sản giật và cao huyết áp.
- Phát hiện sớm tế bào máu, vi khuẩn: Nếu bạn có các dấu hiệu của
nhiễm trùng đường tiết niệu, nước tiểu của bạn sẽ được phân tích để tìm
một số enzyme (do bạch cầu tạo ra) hoặc nitrite (do một số vi khuẩn tạo
ra) vì hai yếu tố này đều là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Xác đinh lượng Kentone: Kentone (là chất hóa học) được sản sinh
khi cơ thể mẹ chuyển hóa chất béo thành năng lượng. Trong trường hợp
bạn bị nôn liên tục hoặc bị sút cân, bác sĩ sẽ kiểm tra Kentone có trong
nước tiểu hay không. Nếu lượng Kentone trong nước tiểu ở mức cao và bạn
không thể ăn hoặc uống, bạn có thể được bác sĩ chỉ định truyền dịch và
dùng thuốc. Nếu Kentone được tìm thấy cùng với lượng đường trong nước
tiểu, thì bạn có nguy cơ cao mắc chứng tiểu đường.
Khi nào thì cần xét nhiệm nước tiểu?
Ngay lần đầu tiên đi khám thai các bạn sẽ được chỉ định xét nghiệm nước
tiểu toàn bộ để loại trừ bệnh như: Tiểu đường, bệnh lý thận, nhiễm trùng
đường tiết niệu... Tuy nhiên, trong thực tế đôi khi do các mẹ không
nhịn đói trước khi đi khám ở những lần khám đầu, nên sẽ được chỉ định
xét nghiệm ở những lần khám sau.
Thường thì từ 20 tuần đến 24 tuần các bạn sẽ được chỉ định xét nghiệm
nước tiểu vào mỗi lần tái khám. Vì sau thời điểm này ở một số trường hợp
sẽ xuất hiện bệnh liên quan thai kỳ như: Đái tháo đường liên quan thai
kỳ, tiền sản giật.. sẽ biểu hiện thông qua nước tiểu như:
- Nếu có đường trong nước tiểu sẽ được chỉ định test dung nạp đường.
- Nếu có đạm trong nước tiểu kèm cao huyết áp có thể là bệnh lý tiền sản giật.
Một số lưu ý khi đi xét nghiệm nước tiểu:
- Không nên ăn trước khi xét nghiệm vì có một số loại thức ăn có thể làm đổi màu nước tiểu làm ảnh hưởng tới kết quả.
- Lấy mẫu nước tiểu giữa dòng.
- Trường hợp bạn lấy mẫu nước tiểu ở nhà thì cần mang mẫu nước tiểu đến phòng thí nghiệm trong vòng 1h sau khi lấy.
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham
khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp
bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để
có lời khuyên phù hợp nhất.
Mời các bạn tham khảo thêm:
Kinh Nghiệm Dùng Sữa Bầu Similac Mom
Tăng Cân Khi Mang Thai
Bổ Sung Sắt Khi Mang Thai
Procare Và Elevit! Những Khám Phá Và So Sánh
Bầu Bí Nên Uống Sữa Bầu Morigana Hay 1 Loại Sữa Nào Khác?
Hcg Là Gì? Vì Sao Có Thể Chuẩn Đoán Được Có Thai?
Xét Nghiệm Triple Test
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét