Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

Bổ Sung Sắt Khi Mang Thai

Sắt là thành phần quan trọng không thể thiếu trong máu và sắt giữ vai trò quan trọng trong việc vận chuyển ôxy trong máu cũng như duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh trong cơ thể. Chúng ta cũng biết việc mẹ bầu bổ sung chất sắt một cách khoa học sẽ giúp họ tránh được một số nguy cơ về sức khỏe của cả mẹ và con có thể gặp:



Khi mẹ bầu thiếu sắt sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ không tốt cho sức khỏe cả mẹ và con như: Thai nhi có thể bị dị dạng, sảy thai, sinh non, nhẹ cân… Còn khi mẹ bầu thiếu máu do thiếu sắt thì co thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó thở, dễ bực tức, tăng nguy cơ nhiễm trùng máu...

Ngược lại, thừa sắt cũng mang lại hậu quả không kém phần nghiêm trọng như: Cản trở quá trình tạo máu bình thường của thai nhi, dẫn đến tình trạng sinh non, thiếu cân, tăng nguy cơ tử vong ở sản phụ… các bạn có thể tham khảo thêm thông tin trong topic: Nguy hiểm từ việc thừa sắt khi mang thai

Chính vì vậy với những mẹ mới có con lần đầu như mẹ @asatsuyu1987thường rất băn khoăn trong việc có nên bổ sung sắt không, khi nào cần bổ sung sắt... đang được chi sẻ trong topic: Các mom ơi, khi nào thì cần bổ sung sắt, axit folic, canxi... ạ? hay topic: Có nên uống thuốc sắt khi mới mang thai tháng đầu?

Như trường hợp của mẹ @asatsuyu1987 và một số mẹ khác mặc dù đã được bác sĩ khuyên không cần bổ sung thêm sắt khi chế độ dinh dưỡng đã cung cấp đủ sắt. Nhưng một số mẹ vẫn tự ý mua sắt về uống và như vậy sẽ khiến cơ thể dư thừa sắt. Vậy khi nào thì chúng ta cần bổ sung sắt?

Chúng ta nên bổ sung thêm sắt ngay khi phát hiện là mình thiếu sắt, kể cả trước khi mang thai. Do đó điều quan trọng là phát hiện sớm cơ thể thiếu sắt. Mộ sô triệu chứng thiếu sắt thường gặp như: Mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, nhịp tim không ổ định... Xét nghiệm máu là cách tốt nhất để xác định các mẹ có thiếu sắt không. Thường thì từ tháng thứ 4 trở đi các mẹ bầu có thể bắt đầu bổ sung sắt, vì trong 3 tháng đầu nhu cầu dùng sắt của các mẹ chưa cao, trừ trường hợp bạn bị thiếu sắt và được bác sĩ chỉ định dùng sắt.

Xét nghiệm máu từ thời điểm có ý định mang thai để bổ sung kịp thời. Sau đó định kì xét nghiệm máu để xem tình trạng cải thiện thế nào, thiếu, thừa ra sao để điều chỉnh phù hợp. Thông thường sau khi có thai rồi các mẹ mới quan tâm đến sắt rồi cứ thế mua thuốc về uống mà không cần biết cơ thể mình thế nào. Nhưng việc bổ sung sắt sớm sẽ giảm thiểu được nguy cơ thiếu sắt trong giai đoạn mang thai của bạn. Mời các bạn tham khảo kinh nghiệm của các mẹ trong topic: Những Cách Bổ Sung Sắt Trước Khi Mang Thai

Vậy khi chúng ta phát hiện mình thiếu sắt thì có thể bổ sung sắt bằng cách nào? Đó là câu hỏi của nhiều mẹ như mẹ metun2005 trong topic: Em Bị Thiếu Sắt Thì Nên Ăn Gì Các Mẹ Ơi Giúp Em Với? Có 2 cách để bổ sung sắt là quathực phẩm và viên uống bổ sung.

Bổ sung bằng thực phẩm giàu sắt như: Thịt bò, thịt nạc, các loại hạt ngũ cốc, lòng đỏ trứng, chuối,… đây là cách an toàn nhất, nhưng sẽ chậm hoặc không đủ khi mẹ bầu thiếu máu do thiếu sắt thể nặng. Ngoài ra vitamin C có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ chất sắt có trong thực phẩm dễ dàng hơn. Vì vậy, bạn nên uống nước cam để cơ thể dễ hấp thu sắt.

Sử dụng thuốc bổ sung sắt: Trước khi muốn bổ sung sắt theo dạng thuốc bổ, bạn cần được sự tư vấn của bác sĩ. Vì tùy vào cơ địa cũng như tình trạng sức khỏe của bạn, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định về liều lượng, thời điểm và cách thức bổ sung sắt một cách hợp lý. Và sau 1,2 tháng xét nghiệm máu lại, thấy thiếu hay thừa thì mình sẽ đổi thuốc có hàm lượng sắt cao hay thấp hơn. Hoặc khi uống thuốc mà thấy nhiều tác dụng phụ quá thì các mẹ nên đổi thuốc khác có hàm lượng tương đương. Ngoài ra uống viên sắt có thể gây táo bón. Do đó, các mẹ nên tăng cường rau xanh, hoa quả trong chế độ ăn hàng ngày. Nếu chứng táo bón có dấu hiệu trầm trọng, bạn nên trao đổi vơi bác sĩ của mình để tìm ra cách bổ sung sắt phù hợp. Cuối cùng chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.

Mời các bạn tham khảo thêm:

Những Điều Nên Biết Về Việc Sinh Mổ Lần 2
Bầu Bí Nên Uống Sữa Bầu Morigana Hay 1 Loại Sữa Nào Khác?

Đau Lưng Khi Mang Thai, Phải Làm Sao?
Hành Trình Làm Mẹ - "3 Tháng Cuối Của Thai Kỳ"
Hành Trình Làm Mẹ - "3 Tháng Đầu Của Thai Kỳ"

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét