Thứ Năm, 3 tháng 11, 2016

Xét Nghiệm Chọc Dò Nước Ối Khi Mang Thai

Sau khi các mẹ mang thai thực hiện một trong các xét nghiệm sàng lọc trước sinh là Double test, hay Triple test. Nếu trong trường hợp kết quả xét nghiệm là dương tính có nghĩa là người mẹ có nguy cơ có thể mang thai em bé với một rối loạn di truyền bẩm sinh nào đó. Mặc dù các xét nghiệm đó có độ chính xác không cao, song để chắc chắn hơn bác sĩ vẫn thường tư vấn các mẹ nên được theo dõi và thực hiện các chuẩn đoán tiếp theo để loại trừ khả năng mang thai dị tật. Trong trường hợp này các mẹ sẽ thường được tư vấn làm thêm xét nghiệm phân tích nhiễm sắc thể như chọn dò nước ối. Vậy chọc dò nước ối là gì? Tại sao phải chọc dò nước ối? Chọc dò nước ối có lợi - hại gì?... Đó là một trong những câu hỏi mà những mẹ trong trường hợp được bác sĩ khuyên làm thêm xét nghiệm nước ối thường hay băn khoăn, cân nhắc như mẹ duongkhanhson trong topic: Chọc dò nước ối? hay mẹ ntduong259 trong topic: Xét nghiệm chọc ối

Chọc dò nước ối là gì?

Nước ối được sản sinh ra do màng ối, do tuần hoàn máu mẹ và do thai nhi. Nước ối là một môi trường giàu chất dinh dưỡng, và giữ một vai trò quan trọng đối với sự sống và phát triển của thai nhi trong tử cung. Từ tuần thai thứ 20 thì nước ối được thai nhi nuốt vào và thải ra qua miệng và bàng quang. Vậy nên trong nước ối có chứa tế bào da, tế bào các cơ quan khác của thai nhi. Khi đem phân tích dưới kính hiển vi chúng ta có thể chuẩn đoán được một số dấu hiệu về sức khỏe của thai nhi.

Khi nào có thể chọc dò?

Chọc dò nước ối là rút ra một chút nước ối từ túi nước ối trong tử cung của người mẹ. Sau đó mang số nước ối này đi nuôi cấy tế bào và phân tích nhiễm sắc thể trong tế bào. Đây là phương pháp sử dụng để chuẩn đoán một số bệnh di truyền, tầm soát Down... Và được thực hiện vào khoảng giữa tuần thứ 16 đến tuần 20 của thai kỳ, vì những tuần trước đó thì lượng nước ối của bạn chưa nhiều, nên việc thực hiện xét nghiệm sẽ rất nguy hiểm.

[​IMG]


Những trường hợp sau được khuyến cáo làm xét nghiệm nước ối:

- Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi: Vì tuổi của người mẹ là một yếu tố quan trọng trong hội chứng Down ở em bé.

- Phụ nữ mang thai mà trong gia đình có tiền sử có người bị dị tật bẩm sinh.

- Phụ nữ mang thai đã từng sinh con khuyết tật bẩm sinh.

- Khi người mẹ có kết quả siêu âm hoặc có xét nghiệm di truyền bất thường trong thời kỳ mang thai.

Phụ nữ mang thai khi làm xét nghiệm chọc ối cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Cần kiểm tra chắc chắc bạn vẫn khỏe mạnh, hiện tại không bị bất kỳ vấn đề gì như: Bị động thai, đau bụng, ra huyết, hay nhiễm trùng…

- Bạn không bị dị ứng với lợi thuốc kháng sinh sẽ sử dụng trước khi chọc ối.

- Tiền sử không mắc các bệnh lý về tim mạch.

- Bạn cần nghỉ ngơi khoảng ít nhất 1 giờ sau khi tiến hành chọc ối.

- Trong khoảng thời gian sau chọc ối khoảng 2 tuần phải có thời gian nghỉ ngơi, tránh làm những công việc quá sức.

Tuy nhiên các bạn nên biết, chọc ối là xét nghiệm xâm lấn và có nguy cơ gây sảy thai hay sinh non mặc dù chỉ khoảng 1%, nhưng còn cao hơn cả nguy cơ con bị dị tật. Vì những kết quả sàng lọc trước sinh lại thường có độ chính xác không cao, nên trước khi quyết định làm xét nghiệm chọc dò nước ối, các mẹ cần cân nhắc kỹ. Vì có một số người có kết quả Triple test dương tính đã tiến hành làm lại xét nghiệm này lần 2 thì lại nhận được kết quả âm tính. Ngoài ra tỉ lệ thất bại trong nuôi cấy tế bào sau khi chọc ối cũng chiếm tỉ lệ cao. Chính vì vậy đã có những mẹ mặc dù có kết quả xét nghiệm dương tính với down, nhưng vẫn xác định dù có dị tật vẫn dữ con, nên đã không đi làm thêm xét nghiệm nước ối để không phải lo lắng sảy thai. Vậy nên các mẹ cũng không nên quá lo lắng làm ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và tinh thần cả mẹ lẫn thai nhi.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.

Mời các bạn tham khảo thêm:
Kinh Nghiệm Dùng Sữa Bầu Similac Mom
Tăng Cân Khi Mang Thai
Bổ Sung Sắt Khi Mang Thai
Procare Và Elevit! Những Khám Phá Và So Sánh
Bầu Bí Nên Uống Sữa Bầu Morigana Hay 1 Loại Sữa Nào Khác?
Hcg Là Gì? Vì Sao Có Thể Chuẩn Đoán Được Có Thai?
Xét Nghiệm Nước Tiểu Khi Mang Thai

Xét Nghiệm Triple Test

Xét Nghiệm Triple Test

Trong các xét nghiệm quan trọng hay được nhắc tới khi mang thai, không thể không nhắc tới xét nghiệm Double test, hay Triple test là những xét nghiệm sàng lọc trước sinh rất cần thiết nhằm phát hiện các nguy cơ cao thai có bị dị tật bẩm sinh hay không. Đã có nhiều mẹ băn khoăn như mẹ methaonguyen177284 trong topic: Bà Bầu Nên Làm Double Test Hay Triple Test? hay phân vân của mẹ nguyenhoangnhu trong topic: Xét nghiệm triple test các mẹ làm chưa? Em phân vân quá!

Vậy Triple test là gì? Thai phụ nào cần làm xét nghiệm Triple test và cách tiến hành như nào? Triple test dùng để làm gì?

[​IMG]

Triple test là một loại xét nghiệm sàng lọc trước sinh nhằm phát hiện các thai có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh. Triple test là loại xét nghiệm sàng lọc sử dụng máu mẹ để tìm hiểu nguy cơ một số rối loạn bẩm sinh ở thai. Vậy nên xét nghiệm này hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.

Triple test còn được gọi là bộ 3 xét nghiệm, bởi vì chúng cho biết 3 chỉ số: hCG, AFP và estriol. Từ đó có thể tính được nguy cơ khuyết tật của bào thai.

- HCG: là một loại hormone được sản xuất trong nhau thai.

- AFP: là protein được sản xuất bởi bào thai.

- Estriol: là một dạng hormone được sản xuất bởi cả bào thai và nhau thai.

Trường hợp nào cần thực hiện Triple test?

Tuy xét nghiệm này không phải là bắt buộc đối với mọi phụ nữ mang thai, nhưng chúng ta nên làm vì nó không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Và những phụ nữ mang thai sau nên làm xét nghiệm:

-Khi tiền sử gia đình, người thân trong gia đình có người bị dị tật bẩm sinh.

- Phụ nữ mang thai trong độ tuổi trên 35 tuổi.

- Có sử dụng thuốc hoặc chất gây nghiện nguy hiểm trong thời gian bạn đang mang bầu.

- Bị bệnh tiểu đường và có sử dụng insulin.

- Mắc chứng bệnh truyền nhiễm trong thời gian mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu.

- Những mẹ bầu có tiếp xúc với phóng xạ liều lượng cao.

Khi nào có thể thực hiện Triple test? Và Triple test để làm gì?

Triple test được thực hiện từ tuần thứ 15 tới tuần 20 của thai kỳ bằng cách phân tích mẫu máu của mẹ, nhằm giúp phát hiện nguy cơ thai nhi mắc các dị tật bẩm sinh như hội chứng Down, bất thường ở não và tủy sống…

Việc chẩn đoán sớm trước sinh giúp xác định chính xác tình trạng bất thường của thai và giúp cho các cặp vợ chồng có thông tin để đưa ra các quyết định phù hợp như chuẩn bị cho các biện pháp điều trị (như phẫu thuật cột sống chẻ đôi), lên kế hoạch các chế độ chăm sóc đặc biệt cho bé sau sinh, chuẩn bị tâm lý và các vấn đề có thể ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình hoặc quyết định vấn đề tiếp tục mang thai cho đến khi đủ ngày.

Triple test được đánh giá dựa trên hàm lượng cao hoặc thấp của AFP, hCG và estriol:

- Hàm lượng AFP cao cho biết thai nhi có nguy cơ mắc khuyết tật ống thần kinh hoặc thiếu một phần não.

- Hàm lượng AFP thấp, những bất thường về lượng hCG và estriol cho biết khả năng bào thai có thể mắc phải hội chứng Down (3 nhiễm sắc thể thứ 21) hoặc hội chứng Edward (3 nhiễm sắc thể thứ 18) và các bất thường về di truyền khác.

Trong trường hợp kết quả cho thấy thai hiện tại có nguy cơ cao bị một hoặc nhiều các rối loạn trên thì các bạn cũng không nên quá lo lắng vì như vậy cũng ảnh hưởng không tốt cho thai, mà bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để làm thêm xét nghiệm nhiễm săt thể đồ bằng bằng chọc dò màng ối để có kết quả chính xác hơn. Kết quả xét nghiệm Triple test đôi khi chỉ mang tính tương đối. Bằng chứng là rất nhiều trường hợp thai nhi dương tính với dị tật nhưng sinh ra lại hoàn toàn bình thường, khỏe mạnh.

Điều quan trọng các bạn hãy nhớ rằng Triple Test là một xét nghiệm sàng lọc chứ không phải là một xét nghiệm chuẩn đoán. Xét nghiệm này chỉ ghi nhận rằng một người mẹ có nguy cơ có thể mang thai em bé với một rối loạn di truyền. Triple Test là một loại xét nghiệm được biết là có tỷ lệ kết quả không chính xác cao. Bởi vậy các mẹ và gia đình không nên vội vàng đi đến quyết định phá thai chỉ dựa vào kết quả của xét nghiệm này.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.

Mời các bạn tham khảo thêm:
Kinh Nghiệm Dùng Sữa Bầu Similac Mom
Tăng Cân Khi Mang Thai
Bổ Sung Sắt Khi Mang Thai
Procare Và Elevit! Những Khám Phá Và So Sánh
Bầu Bí Nên Uống Sữa Bầu Morigana Hay 1 Loại Sữa Nào Khác?
Hcg Là Gì? Vì Sao Có Thể Chuẩn Đoán Được Có Thai?
Xét Nghiệm Nước Tiểu Khi Mang Thai

Xét Nghiệm Nước Tiểu Khi Mang Thai

Trong thời gian mang thai, để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và con, người mẹ cần thực hiện những xét nghiệm theo định kì hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Trong đó xét nghiệm nước tiểu là một trong những xét nghiệm cần thiết khi mang thai mà chúng ta thường phải làm. Vậy xét nhiệm nước tiểu để làm gì? Xét nghiệm nước tiểu trong thời gian nào?

[​IMG]

Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai để làm gì?

- Xác định lượng Protein: Nếu kết quả cho thấy có protein trong nước tiểu nghĩa là bạn phải cần thận trọng với chứng tiền sản giật (nếu đi kèm với huyết áp cao). Nếu có protein trong nước tiểu nhưng huyết áp vẫn ở mức bình thường, mẫu nước tiểu sẽ tiếp tục được phân tích để xem bạn có bị nhiễm trùng đường tiểu không.

- Xác định lượng đường: Khi mang thai trong nước tiểu của bạn xuất hiện một lượng đường nhỏ là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, nếu lượng đường tăng cao thì có thể bạn đang gặp chứng tiểu đường thai kỳ. Lúc này các bác sĩ sẽ tiến hành làm xét nghiệm glucose. Xét nghiệm glucose được tiến hành ở tuần 24-28 của thai kỳ nhằm đưa ra chẩn đoán chính xác liệu bạn có bị tiểu đường hay không.

- Xác định lượng đạm: Nhiều chất đạm trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu, tổn thương thận hoặc một số rối loạn khác. Ở những tháng cuối của thai kỳ, nếu lượng đạm trong nước tiểu cao thai phụ dễ bị tiền sản giật và cao huyết áp.

- Phát hiện sớm tế bào máu, vi khuẩn: Nếu bạn có các dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu, nước tiểu của bạn sẽ được phân tích để tìm một số enzyme (do bạch cầu tạo ra) hoặc nitrite (do một số vi khuẩn tạo ra) vì hai yếu tố này đều là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu.

- Xác đinh lượng Kentone: Kentone (là chất hóa học) được sản sinh khi cơ thể mẹ chuyển hóa chất béo thành năng lượng. Trong trường hợp bạn bị nôn liên tục hoặc bị sút cân, bác sĩ sẽ kiểm tra Kentone có trong nước tiểu hay không. Nếu lượng Kentone trong nước tiểu ở mức cao và bạn không thể ăn hoặc uống, bạn có thể được bác sĩ chỉ định truyền dịch và dùng thuốc. Nếu Kentone được tìm thấy cùng với lượng đường trong nước tiểu, thì bạn có nguy cơ cao mắc chứng tiểu đường.

Khi nào thì cần xét nhiệm nước tiểu?


Ngay lần đầu tiên đi khám thai các bạn sẽ được chỉ định xét nghiệm nước tiểu toàn bộ để loại trừ bệnh như: Tiểu đường, bệnh lý thận, nhiễm trùng đường tiết niệu... Tuy nhiên, trong thực tế đôi khi do các mẹ không nhịn đói trước khi đi khám ở những lần khám đầu, nên sẽ được chỉ định xét nghiệm ở những lần khám sau.

Thường thì từ 20 tuần đến 24 tuần các bạn sẽ được chỉ định xét nghiệm nước tiểu vào mỗi lần tái khám. Vì sau thời điểm này ở một số trường hợp sẽ xuất hiện bệnh liên quan thai kỳ như: Đái tháo đường liên quan thai kỳ, tiền sản giật.. sẽ biểu hiện thông qua nước tiểu như:

- Nếu có đường trong nước tiểu sẽ được chỉ định test dung nạp đường.

- Nếu có đạm trong nước tiểu kèm cao huyết áp có thể là bệnh lý tiền sản giật.

Một số lưu ý khi đi xét nghiệm nước tiểu:

- Không nên ăn trước khi xét nghiệm vì có một số loại thức ăn có thể làm đổi màu nước tiểu làm ảnh hưởng tới kết quả.

- Lấy mẫu nước tiểu giữa dòng.

- Trường hợp bạn lấy mẫu nước tiểu ở nhà thì cần mang mẫu nước tiểu đến phòng thí nghiệm trong vòng 1h sau khi lấy.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.

Mời các bạn tham khảo thêm:
Kinh Nghiệm Dùng Sữa Bầu Similac Mom
Tăng Cân Khi Mang Thai
Bổ Sung Sắt Khi Mang Thai
Procare Và Elevit! Những Khám Phá Và So Sánh
Bầu Bí Nên Uống Sữa Bầu Morigana Hay 1 Loại Sữa Nào Khác?
Hcg Là Gì? Vì Sao Có Thể Chuẩn Đoán Được Có Thai?
Xét Nghiệm Triple Test

 

Acid Folic Với Phụ Nữ Mang Thai

Sức khoẻ của một đứa trẻ khi sinh ra hoàn toàn phụ thuộc vào sự chuẩn bị về thể chất và sức khoẻ của người mẹ trước khi sinh, và thậm chí là trước cả khi thụ thai. Trên diễn đàn cũng đã có những bài viết chia sẻ, thảo luận về acid folic như topic: Bổ Sung Sắt Và Acid Folic Trong Giai Đoạn Trước Khi Thụ Thai - Lời Khuyên Của Bác Sỹ hay topic: Phụ Nữ Mang Thai Cần Bổ Sung Acid Folic Như Thế Nào? Sau đây chúng ta sẽ cùng điểm lại một số chú ý về acid folic với phụ nữ mang thai và những lưu ý quanh việc bổ sung acid folic.

Acid folic hay còn gọi là folat, một loại vitamin B9 là chất dinh dưỡng quan trọng đối với sự sản xuất các tế bào mới trong cơ thể, trong đó có cả hồng cầu.

1. Vai trò của acid folic với phụ nữ mang thai
- Acid folic cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào và cần cho sự hình thành của tế bào máu. Acid folic cũng rất cần thiết cho việc sản sinh, tái tạo và hoạt động của ADN.

- Khi phụ nữ mang thai thiếu hụt axit folic thì có thể gây thiếu máu, nguy cơ sảy thai cao, sinh non, nhẹ cân…

- Đối với thai nhi nếu thiếu hụt acid folic có thể dẫn tới những dị tật bẩm sinh như khuyết tật ống thần kinh. Tất cả các khiếm khuyết này xảy ra trong 28 ngày đầu của thai kỳ, thường trước khi người phụ nữ biết mình có thai.

2. Khi nào cần bổ sung acid folic
- Ống thần kinh được hình thành ngay khi thụ thai nên khi bạn biết có thai mới bổ sung axit folic là không kịp.

- Tốt nhất: Bạn nên bổ sung acid folic ngay khi có ý định mang thai trước khi có thai ít nhất 3 tháng và tiếp tục trong suốt thai kì.

- Nếu điều kiện không cho phép hoặc bạn chưa kịp bổ sung trước khi có thai thì bạn cần bổ sung ngay khi phát hiện có thai và tiếp tục ít nhất trong 3 tháng đầu.

3. Nhu cầu acid folic với phụ nữ mang thai
- Liều thông thường được khuyến nghị là khoảng 400mcg mỗi ngày đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, nhưng có thể thay đổi tùy theo tình trạng của từng người.

- Khi mang thai thì nhu cầu axit folic cũng tăng lên khoảng 600mcg axit folic mỗi ngày đối với phụ nữ bình thường, nhưng có thể thay đổi tùy theo tình trạn từng người. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều dùng cho phù hợp với bản thân và tình trạng sức khỏe.

4. Bổ sung acid folic như thế nào
- Thông qua chế độ ăn uống: Đây có thể là cách an toàn nhất, nhưng sẽ chậm và thường không cung cấp đủ nhu cầu cần thiết cho phụ nữ mang thai. Một số thực phẩm giàu acid folic các bạn có thể bổ sung trong bữa ăn như: Gan động vật, lòng đỏ trứng gà, vừng, lạc, các loại rau có màu xanh thẫm, các loại đậu, hoa lơ xanh, măng tây, sữa...

- Bổ sung bằng thuốc bổ: Acid folic có thể có thuốc bổ sung riêng, nhưng mình thường thấy các mẹ bổ sung acid folic kết hợp ở dạng vitamim tổng hợp, như vậy có thể bổ sung thêm các loại vitamin và các chất cần thiết khác. Axit folic khó tan trong nước và sẽ được hấp thu tốt nhất nếu được bào chế trong viên nang mềm, đối với các dạng bào chế khác như viên nang cứng, viên nén thì khả năng hấp thu kém hơn. Tuy nhiên bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ về loại thuốc mình dùng để bổ sung lượng axit folic cho phù hợp với tình trạng cơ thể.

5. Một số lưu ý khi bổ sung acid folic
- Nên uống axit folic giữa hai bữa ăn.

- Khi bạn uống acid folic có thể sẽ gây táo bón, vậy nên bạn cần uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ hơn.

- Tránh uống acid folic với nước trà, cà phê, rượu vì sẽ làm giảm khả năng hấp thu vào cơ thể.

- Khi chế biến thực phẩm, các mẹ không nên ngâm, rửa cũng như nấu quá lâu. Vì acid folic rất dễ bị phân hủy bởi nhiệt độ cao cũng như quá trình chế biến.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.

Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

Mời các bạn tham khảo thêm:
Kinh Nghiệm Dùng Sữa Bầu Similac Mom
Tăng Cân Khi Mang Thai
Bổ Sung Sắt Khi Mang Thai
Procare Và Elevit! Những Khám Phá Và So Sánh
Bầu Bí Nên Uống Sữa Bầu Morigana Hay 1 Loại Sữa Nào Khác?
Hcg Là Gì? Vì Sao Có Thể Chuẩn Đoán Được Có Thai?

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

Bổ Sung Sắt Khi Mang Thai

Sắt là thành phần quan trọng không thể thiếu trong máu và sắt giữ vai trò quan trọng trong việc vận chuyển ôxy trong máu cũng như duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh trong cơ thể. Chúng ta cũng biết việc mẹ bầu bổ sung chất sắt một cách khoa học sẽ giúp họ tránh được một số nguy cơ về sức khỏe của cả mẹ và con có thể gặp:



Khi mẹ bầu thiếu sắt sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ không tốt cho sức khỏe cả mẹ và con như: Thai nhi có thể bị dị dạng, sảy thai, sinh non, nhẹ cân… Còn khi mẹ bầu thiếu máu do thiếu sắt thì co thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó thở, dễ bực tức, tăng nguy cơ nhiễm trùng máu...

Ngược lại, thừa sắt cũng mang lại hậu quả không kém phần nghiêm trọng như: Cản trở quá trình tạo máu bình thường của thai nhi, dẫn đến tình trạng sinh non, thiếu cân, tăng nguy cơ tử vong ở sản phụ… các bạn có thể tham khảo thêm thông tin trong topic: Nguy hiểm từ việc thừa sắt khi mang thai

Chính vì vậy với những mẹ mới có con lần đầu như mẹ @asatsuyu1987thường rất băn khoăn trong việc có nên bổ sung sắt không, khi nào cần bổ sung sắt... đang được chi sẻ trong topic: Các mom ơi, khi nào thì cần bổ sung sắt, axit folic, canxi... ạ? hay topic: Có nên uống thuốc sắt khi mới mang thai tháng đầu?

Như trường hợp của mẹ @asatsuyu1987 và một số mẹ khác mặc dù đã được bác sĩ khuyên không cần bổ sung thêm sắt khi chế độ dinh dưỡng đã cung cấp đủ sắt. Nhưng một số mẹ vẫn tự ý mua sắt về uống và như vậy sẽ khiến cơ thể dư thừa sắt. Vậy khi nào thì chúng ta cần bổ sung sắt?

Chúng ta nên bổ sung thêm sắt ngay khi phát hiện là mình thiếu sắt, kể cả trước khi mang thai. Do đó điều quan trọng là phát hiện sớm cơ thể thiếu sắt. Mộ sô triệu chứng thiếu sắt thường gặp như: Mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, nhịp tim không ổ định... Xét nghiệm máu là cách tốt nhất để xác định các mẹ có thiếu sắt không. Thường thì từ tháng thứ 4 trở đi các mẹ bầu có thể bắt đầu bổ sung sắt, vì trong 3 tháng đầu nhu cầu dùng sắt của các mẹ chưa cao, trừ trường hợp bạn bị thiếu sắt và được bác sĩ chỉ định dùng sắt.

Xét nghiệm máu từ thời điểm có ý định mang thai để bổ sung kịp thời. Sau đó định kì xét nghiệm máu để xem tình trạng cải thiện thế nào, thiếu, thừa ra sao để điều chỉnh phù hợp. Thông thường sau khi có thai rồi các mẹ mới quan tâm đến sắt rồi cứ thế mua thuốc về uống mà không cần biết cơ thể mình thế nào. Nhưng việc bổ sung sắt sớm sẽ giảm thiểu được nguy cơ thiếu sắt trong giai đoạn mang thai của bạn. Mời các bạn tham khảo kinh nghiệm của các mẹ trong topic: Những Cách Bổ Sung Sắt Trước Khi Mang Thai

Vậy khi chúng ta phát hiện mình thiếu sắt thì có thể bổ sung sắt bằng cách nào? Đó là câu hỏi của nhiều mẹ như mẹ metun2005 trong topic: Em Bị Thiếu Sắt Thì Nên Ăn Gì Các Mẹ Ơi Giúp Em Với? Có 2 cách để bổ sung sắt là quathực phẩm và viên uống bổ sung.

Bổ sung bằng thực phẩm giàu sắt như: Thịt bò, thịt nạc, các loại hạt ngũ cốc, lòng đỏ trứng, chuối,… đây là cách an toàn nhất, nhưng sẽ chậm hoặc không đủ khi mẹ bầu thiếu máu do thiếu sắt thể nặng. Ngoài ra vitamin C có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ chất sắt có trong thực phẩm dễ dàng hơn. Vì vậy, bạn nên uống nước cam để cơ thể dễ hấp thu sắt.

Sử dụng thuốc bổ sung sắt: Trước khi muốn bổ sung sắt theo dạng thuốc bổ, bạn cần được sự tư vấn của bác sĩ. Vì tùy vào cơ địa cũng như tình trạng sức khỏe của bạn, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định về liều lượng, thời điểm và cách thức bổ sung sắt một cách hợp lý. Và sau 1,2 tháng xét nghiệm máu lại, thấy thiếu hay thừa thì mình sẽ đổi thuốc có hàm lượng sắt cao hay thấp hơn. Hoặc khi uống thuốc mà thấy nhiều tác dụng phụ quá thì các mẹ nên đổi thuốc khác có hàm lượng tương đương. Ngoài ra uống viên sắt có thể gây táo bón. Do đó, các mẹ nên tăng cường rau xanh, hoa quả trong chế độ ăn hàng ngày. Nếu chứng táo bón có dấu hiệu trầm trọng, bạn nên trao đổi vơi bác sĩ của mình để tìm ra cách bổ sung sắt phù hợp. Cuối cùng chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.

Mời các bạn tham khảo thêm:

Những Điều Nên Biết Về Việc Sinh Mổ Lần 2
Bầu Bí Nên Uống Sữa Bầu Morigana Hay 1 Loại Sữa Nào Khác?

Đau Lưng Khi Mang Thai, Phải Làm Sao?
Hành Trình Làm Mẹ - "3 Tháng Cuối Của Thai Kỳ"
Hành Trình Làm Mẹ - "3 Tháng Đầu Của Thai Kỳ"

Kinh Nghiệm Dùng Sữa Bầu Similac Mom

Hiện nay trên thị trường sữa bầu có rất nhiều loại sữa để các mẹ lựa chọn. Nhưng chọn sữa bầu vừa đủ dinh dưỡng cho con, vừa khiến mẹ uống ngon lành chẳng dễ dàng gì. Và câu hỏi thường gặp của các mẹ bầu là: "Nên chọn loại sữa bầu nào tốt nhất?"; "Sữa bầu nào dễ uống?"… Vấn đề chọn được loại sữa bầu phù hợp với mẹ và bé luôn là điều mà nhiều mẹ quan tâm. Như mẹ Thai Anh trong topic: Khi mang thai, các mẹ uông sữa bầu loại nào tốt, mách em với. 


Để phân biệt sữa bầu nào là tốt nhất, thì đó là một điều rất khó, vì mỗi loại lại có hương vị và thành phần đặc trưng của dòng sữa đó. Bài viết này mình sẽ cùng nhau tìm hiểu kinh nghiệm của các mẹ khi sử dụng sữa bầu similac mom, để chia sẻ với những mẹ đang có ý định dùng sữa bầu similac mom muốn biết như trường hợp của mẹ: babylove1212 trong topic: Sữa Similac mom

Theo kinh nghiệm của một số mẹ đã dùng sữa similac mom thấy rằng sữa khó uống như mẹ Kem_Kem đã từng uống sữa này thì thấy: "Sữa này có hương vani, nếu ai mà hay bị nghén và không quen uống sữa thì sữa này hơi khó uống đấy, vì mùi của nó không dễ chịu cho lắm."

Còn trường hợp của mẹ Hell_Angel thì thấy khó uống và còn bị nôn khi uống sữa bầu similac mom, và mẹ ấy đang nhờ các mẹ tư vấn làm sao để dễ uống trong topic: Bị nôn khi uống sữa bầu

Mẹ Hell_Angel đã nhận được nhiều lời khuyên từ những mẹ có kinh nghiệm như mẹ bapxinh chia sẻ: "Similac là loại rất khó uống bạn ạ, rất nhiều người không uống được sữa này... Công ty mình có bạn hoàn toàn không uống sữa gì cả, vì bạn ý không uống được sữa các loại, chỉ bổ sung qua đường ăn, vậy mà con sinh ra vẫn rất khỏe mạnh, mẹ nhiều sữa. Bạn cứ yên tâm nhé..."

Với mỗi người có thể hợp với một loại sữa khác nhau, cũng như với mỗi loại sữa bầu đều có hương vị hay ưu và nhược điểm khác nhau để các mẹ lựa chọn. Có những mẹ hợp sữa này, uống sẽ tốt nhưng mẹ khác lại không hợp, không uống được. Mình khuyên nếu các mẹ mới chọn uống một loại sữa bầu nào đó thì nên mua hộp nhỏ để uống thử và có thể đổi sữa nếu có biểu hiện không hợp sữa như táo, tiêu chảy, khó uống... Và các mẹ khó uống có thể chia nhỏ sữa ra để uống thành nhiều bữa trong ngày không nhất thiết phải uống liền 1 cốc.

Trong trường hợp mà mẹ bầu không uống được sữa bầu thì cũng không sao nếu chúng ta có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ dưỡng chất thì cũng không cần thiết phải uống sữa bầu. Khi không uống được sữa bầu các mẹ có thể chuyển sang một số loại sữa khác cũng tốt cho sức khỏe mẹ bầu như: Sữa tươi, sữa đậu nành, sữa tách béo,... Ngoài việc bổ sung canxi từ sữa, các mẹ có thể chọn ăn một số thực phẩm giàu canxi từ tự nhiên như: Cua, cá, trai, ốc, hến, tôm đồng, tép riu, trứng gà, rau xanh đậm... Hay sắt có nhiều trong thịt, gan động vật, rau rền,... Nếu các mẹ bầu ăn uống đa dạng, đủ lượng thì cũng không sợ thiếu chất. Không nên nghĩ rằng sữa bầu là cách duy nhất cho con khỏe mạnh.

Nhưng với một số mẹ dễ uống sữa thì lại nhận xét sữa bầu similac dễ uống và uống sữa này cả mẹ và con tăng cân tốt. Theo kinh nghiệm của mẹ uatkimhuong229 thì: "Similac mom hợp với mẹ nào ưa ngọt vì vị sữa khá đậm, không hợp với mẹ có cơ địa nóng trong vì dễ táo bón, Similac mom tập trung về tiêu hóa nên giúp cả mẹ và bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh."

Sữa bầu có nhiều dưỡng chất tốt cho bà bầu, nên những người không có điều kiện ăn uống, hoặc ăn kém không đủ chất thì nên bổ sung dinh dưỡng bằng sữa bầu. Còn nếu các mẹ đã có chế độ ăn hợp lý và đủ chất, hay không uống được sữa hoặc không đủ điều kiện kinh tế thì không nhất thiết phải cố mua sữa bà bầu.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.

Mời bạn tham khảo thêm tại đây :https://www.lamchame.com/forum/threads/kinh-nghiem-dung-sua-bau-similac-mom.2006006/

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016



Sữa Ensure là một trong nhiều loại sữa của Abbott được nhiều người biết đến và tin dùng tại Việt Nam. Sữa Ensure Gold có hàm lượng dinh dưỡng cao được khuyến cáo là thích hợp cho người già, người mới ốm cần phục hồi sức khỏe nhanh... Trong đó có dòng sản phẩm sữa nước ensure với thành phần dinh dưỡng không khác gì sữa ensure bột nhưng được pha sẵn ở dạng chai phù hợp cho những người không có thời gian pha sữa, dễ dàng mang theo sữa và có thể uống sữa ở khắp mọi nơi cũng đang được nhiều người quan tâm.

Nhưng trên thị trường hiện nay lại có những mẫu mã khác nhau cùng có tên sữa ensure khiến nhiều người không khỏi phân vân. Cùng với những thông tin về hàng sữa giả đang tràn lan trên thị trường thì nỗi lo mua phải sữa giả của các mẹ, như mẹ @nglinh2326 trong topic: Sữa nước ENSURE đang được nhiều trao đổi.

Theo mình tìm hiểu cũng như tham khảo thông tin và kinh nghiệm của các mẹ thì hiện tại trên thị trường sữa ensure nước có các loại như sau:

- Một là sản phẩm sữa Ensure nước được dùng tại Mỹ và thường được chuyển về Việt nam theo đường xách tay, có mẫu mã như hình ở dưới.





- Hai là sản phẩm ensure gold chai nhựa 237 ml, sản xuất tại Hoa Kỳ, được Nhập khẩu và phân phối chính thức của Abbott về Việt Nam bởi: Công ty TNHH Dinh Dưỡng 3A. Dòng chữ “Được phân phối chính thức tại Việt nam: Công ty TNHH Dinh Dưỡng 3A” in trực tiếp trên nhãn.



- Ba là Ensure Gold lon thiếc 250 ml sản xuất tại Hà Lan, với 3 hương vị: vani, socola, dâu. Có địa chỉ sản xuất là: ABBOTT LABORATORIES, ZWOLLE, THE NETHERLAND. Ngoài ra sản phẩm có tem và hướng dẫn sử dụng tiếng Việt ghi “Nhập khẩu và phân phối: Công ty TNHH Dinh Dưỡng 3A”.

Hay như trên báo vietnamnet.vn có bài "Sữa xách tay - sự tôn vinh nguy hiểm" đã viết:

"Đại diện Abbott cho biết, với dòng sản phẩm Ensure, trên thị trường Việt Nam, hiện Abbott chỉ cung cấp các sản phẩm như sau:

1. Ensure Gold dạng bột có 2 loại 400 gr và 900 gr

2. Ensure dạng nước có 2 loại:
- Ensure Gold Vigor chai nhựa 237 ml, sản xuất tại Hoa Kỳ, là thế hệ tiên tiến của Ensure
- Ensure Gold lon thiếc 250 ml sản xuất tại Hà Lan, với 3 hương vị: vani, sô cô la, dâu."

Trong khi các vấn đề về hàng nhái, hàng giả tràn lan trên thị trường thì việc lựa chọn mua sản phẩm đầy đủ tem mác và nguồn gốc xuất xứ là điều cần thiết.